Blog

Cloud Migration là gì? Ưu, nhược điểm và các bước thực hiện Cloud Migration

    Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, các doanh nghiệp và các tổ chức thường có xu hướng chuyển dữ liệu lên hạ tầng đám mây (Cloud). Việc chuyển đổi này sẽ giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách với khách hàng, giúp họ có thể nghiên cứu thị trường tốt hơn, từ đó tăng tốc phát triển những sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Công việc này thường được gọi là Cloud Migration hay có thể gọi với một cái tên dễ đọc hơn là “lên mây”.

    Vậy quá trình này là gì? Có lợi ích gì và quy trình như thế nào? Hãy cùng Gdata khám phá trong bài viết dưới bạn nhé!

    Cloud-migration-la-gi

    1. CLOUD MIGRATION LÀ GÌ?

    Cloud Migration là việc chuyển các dữ liệu, ứng dụng hay các yếu tố cần thiết khác cho việc vận hành doanh nghiệp lên trên các “đám mây” hay Cloud.

    Một doanh nghiệp có rất nhiều cách để thực hiện Cloud Migration. Chẳng hạn như chuyển các dữ liệu và ứng dụng từ một trung tâm dữ liệu nào đó lên môi trường Cloud, đây cũng là cách thường thấy nhất ở các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 ngày nay. 

    Ngoài ra, có một mô hình “lên mây” khác nói đến việc chuyển dữ liệu và các ứng dụng giữa các đám mây hoặc các nhà cung cấp với nhau. Mô hình này thường được gọi với cái tên “Di chuyển giữa các đám mây”.

    Môi trường đám mây có thể mở rộng dễ dàng, ổn định và có tính sẵn sàng cao. Tuy nhiên, đây không phải là những yếu tố duy nhất để bạn quyết định “lên mây” đâu. Lợi ích thực sự của việc di chuyển lên Cloud là gì? Hãy đọc phần tiếp theo bạn nhé!

    Xem thêm: Dedicated Server là gì? Ưu và nhược điểm của máy chủ vậy lý

    Xem thêm: Cloud Server là gì? Máy chủ ảo Cloud có lợi ích gì cho doanh nghiệp?

    2. Cloud Migration cho doanh nghiệp

    Điện toán đám mây mang đến một thế giới mới và sự phát triển vượt bậc cho hoạt động kinh doanh và hạ tầng các ứng dụng trong doanh nghiệp. Trọng tâm trong đó – những máy chủ đám mây (cloud server) đang ngày một quan trọng hơn trong nội bộ mỗi doanh nghiệp.

    Máy chủ ảo cloud là gì khi không chỉ mang tới sự thuận tiện cho doanh nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu về tiết kiệm chi phí cũng như nhân sự. Có rất nhiều doanh nghiệp đã tìm tới các giải pháp Cloud Migration chỉ vì muốn nắm bắt được sự tiện ích của Cloud Server nói riêng và Hạ tầng điện tám đám mây (Cloud) nói chung.

    Di chuyển tài nguyên lên Cloud cũng giống như một cột mốc thay đổi hoàn toàn cho doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy chắc chắn sẽ cần một cuộc nói chuyện trực tiếp với giám đốc điều hành và quản lý kỹ thuật của công ty về chi phí dành cho việc dịch chuyển dữ liệu lên các đám mây vì điều này không thể đơn giản giống như chỉ cần nhấn nút và mọi thứ sẽ tự động hóa.

    Việc này sẽ giúp bạn có một môi trường làm việc hoàn toàn mới, cách triển khai công việc mới, các công cụ và các dịch vụ tiện ích giúp công việc của bạn có thể tự động hóa, cơ sở hạ tầng có thể tự phục hồi.

    Có thể bạn sẽ bị choáng ngợp khi thấy cách mà doanh nghiệp sẽ hoạt động trong môi trường đám mây. Điều quan trọng là bạn sẽ phải quen với các thức hoạt động đó, những rủi ro và lợi ích bạn sẽ nhận về cũng như cách để triển khai một môi trường điện toán đám mây.

    Và khi bạn đã làm quen với Cloud, bạn sẽ thấy rằng Cloud Migration là một quá trình lớn nhưng nó sẽ là một khởi đầu mới cho doanh nghiệp của bạn, đem đến cho bạn một môi trường làm việc mới với những cơ hội mới tốt đẹp hơn.

    3. Rủi ro và lợi ích của Cloud Migration

    Có thể công ty của bạn giống với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, đã có một khối lượng nhỏ công việc được đặt trên đám mây rồi. Nhưng bạn sẽ thấy, Cloud Migration không phù hợp với mọi tình huống. Các đám mây có thể mở rộng dễ dàng, ổn định, có tính sẵn sàng cao và dễ sử dụng, nhưng quyết định cuối cùng mà bạn đưa ra chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều điều.

    Bạn cần cân nhắc các yếu tố thật kỹ trước khi quyết định thực hiện Cloud Migration. Và từ những yếu tố đã xem xét qua đó, chúng ta sẽ lựa chọn mô hình “đám mây” phù hợp cho doanh nghiệp và xem cách nó ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của bạn. Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng nói đến các khía cạnh quan trong nhất cần xem xét khi “lên mây”.

    Lợi ích của Cloud Migration

    Lợi-ích-của-cloud-migration

    Cloud Migration có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Và đây là một số lợi ích rõ dàng nhất có thể thấy được khi thực hiện Cloud Migration.

    Mở rộng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu dung lượng lưu trữ

    Các ứng dụng trên “đám mây” đang ngày càng phổ biến đồng thời, việc tự mình phát triển và đưa các ứng dụng này thông qua môi trường đám mây ngày càng tốn kém và khó khăn hơn.

    – Tiếp cận thị trường nhanh hơn

    Khách hàng của bạn luôn cần được phục vụ nhanh nhất có thể. Bạn sẽ không thể vừa giúp họ tập trung phát triển vừa cố gắng giảm chi phí mà bạn phải bỏ ra được.

    – Chuyển từ Capex sang Opex

    Điện toán đám mây biến chi phí cho công nghệ thông tin trở thành mô hình trả tiền theo nhu cầu, thay vì chi số tiền lớn cho phần cứng. Điều này vô cùng hấp dẫn đối với các công ty vừa khởi nghiệp.

    Rủi ro của Cloud Migration

    Mọi thứ luôn có hai mặt của nó. Cloud Migration cũng không ngoại lệ. Dưới đây sẽ là một số nhược điểm của nó mà bạn có thể muốn biết:

    + Nếu thiết lập cơ sở hạ tầng bạn đang xây dựng đã đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty bạn, bạn không có yêu cầu nào về việc bảo trì, mở rộng quy mô kinh doanh hay tính sẵn sàng của cơ chế phục vụ khách hàng và khách hàng đều hài lòng với điều đó – vậy tại sao phải thay đổi? 

    + Mô hình đám mây có thể không phù hợp với cách bạn thiết kế các ứng dụng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải sửa đổi chúng trước khi di chuyển chúng lên các “đám mây”. Và khi nền tảng đám mây bị khóa hoặc các nhà cung cấp ngừng hoạt động, bạn sẽ rất khó để trở về với nền tảng bạn đang dùng ban đầu.

    4. 6 chiến lược Cloud Migration phổ biến

    Có một quy trình phổ biến để tổ chức việc di chuyển lên các đám mây, mô hình đó được gọi là “6 Rs của Cloud Migration”. Không phải tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện theo từng bước, nhưng hãy coi đây là cách minh họa các khả năng mà một tổ chức có thể thực hiện để khi bạn tìm hiểu chi tiết về Cloud Migration, bạn có thể hiểu được các thực hiện nó.

    cac-chien-luoc-cloud-migration

    Rehost

    Rehosting thường được gọi là “nâng cấp và thay đổi”. Đúng như tên gọi của nó, kiến trúc của máy chủ và các ứng dụng trong bước này gần như sẽ không thay đổi nhiều. Bước này chỉ đơn giản là việc bạn lấy dữ liệu tại chỗ và chuyển lên cùng một loại hệ thống đám mây. Các tổ chức mới bắt đầu hành trình “lên mây” thường sử dụng nâng cấp và thay đổi môi trường.

    Replatform 

    Replatform là cách thứ hai của việc Cloud Migration. Công việc này không chỉ còn đơn giản là “nâng cấp và thay đổi” nữa mà là một điều phức tạp hơn nhưng lại phù hợp hơn đối với môi trường đám mây mới.

    Replatform là một quá trình tối ưu hóa ứng dụng trong giai đoạn di chuyển. Điều này yêu cầu kiến thức lập trình. Bạn có thể chuyển hệ thống cơ sở dữ liệu (Data Base – DB) của riêng mình sang một DB khác được quản lý lưu trữ bởi một nhà cung cấp các dịch vụ đám mây. Trong kiểu di chuyển này, bạn sẽ phải sửa đổi lại mô hình kinh doanh và được khuyến mãi thêm khả năng sao lưu của Cloud Server.

    Repurchase

    Đây là loại Cloud Migration yêu cầu bạn chuyển đổi hoàn toàn các ứng dụng trước khi di chuyển lên đám mây. Điều này có thể là bạn sẽ phải ngừng cấp phép hoặc định vị lại các nền tảng và dịch vụ mới cho doanh nghiệp.

    Trong trường hợp này, một số ứng dụng bị loại bỏ có thể là hệ thống CRM hoặc ứng dụng dành riêng cho ngành không phù hợp với việc hoạt động trên môi trường đám mây. Tuy nhiên, khi chuyển sang một sản phẩm mới hoặc sử dụng nền tảng độc quyền, chiến lược “tái sử dụng” nên được sử dụng.

    Refactor

    Refactor là chiến lược Cloud Migration thứ tư, về cơ bản là nói đến việc thiết kế lại với mong muốn cải thiện một ứng dụng hoặc một dịch vụ. Điều này có thể là do các yếu tố khác nhau khi gặp khó khăn trong việc cải thiện môi trường hoặc nhu cầu tăng tính khả dụng và độ tin cậy của ứng dụng để đáp ứng lưu lượng truy cập tăng đột biến.

    Lựa chọn thời điểm Refactor là vô cùng quan trọng. Mặc dù có thể cấu trúc lại ứng dụng trong giai đoạn di chuyển lên đám mây nếu ứng dụng đó không phải quá quan trọng, nhưng nói chung, bạn nên thực hiện việc “tái cấu trúc” sau khi đã di chuyển xong vì có thể nó sẽ mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi chuyên môn về kỹ thuật.

    Retain

    Đây là cách Cloud Migration thứ năm. Có một số dữ liệu khó di chuyển được lên đám mây, nhưng bạn lại muốn giữ nó lại, và đó là lý do bạn cần sử dụng đến Hybrib Cloud, giống với các doanh nghiệp thành công khác.

    Có nhiều lý do bạn muốn giữ lại mô hình lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Ví dụ như bạn đang phải tuân theo các quy tắc riêng khi vận hành ứng dụng và dịch vụ của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp của bạn hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù, việc giữ lại các ứng dụng đó triển khi môi hình Đám mây lai cũng là một lựa chọn phù hợp.

    Retire

    Đây là loại Cloud Migration cuối cùng, cách thực hiện Cloud Migration này liên quan đến việc xác định các ứng dụng có thể sẽ ngừng hoạt động của doanh nghiệp để tập trung vào các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất. Đây là một cơ hội để bạn có thể tiếp cận nhiều hơn với hệ thống ứng dụng của công ty bạn trước khi bạn thực hiện nhiều thay đổi lớn với chúng.

    Xem thêm: Trải nghiệm dịch vụ Cloud Server cho doanh nghiệp tiết kiệm lên tới 60%

    5. Quy trình thực hiện Cloud Migration

    Có nhiều cách khác nhau để tiến hành di chuyển trên đám mây dựa trên chiến lược bạn đã chọn hoặc quy mô doanh nghiệp của bạn. Ở bài viết này sẽ đưa ra hai quy trình riêng biệt minh họa một quá trình Cloud Migration thực tế.

    Phương pháp 4 bước thực hiện Cloud Migration

    Bạn có thể sử dụng phương pháp này khi đã có thể trả lời được hết các câu hỏi về quá trình Cloud Migration, như sau:

    Bước 1: Lập kế hoạch Cloud Migration

    + Bạn định sử dụng Cloud Migration trong trường hợp nào?

    + Bạn sẽ chỉ di chuyển 1 ứng dụng lên đám mây hay toàn bộ ứng dụng của bạn?

    Bước 2: Xác định chi phí cho việc di chuyển lên đám mây

    + Chi phí di chuyển và làm việc trên đám mây là bao nhiêu?

    + Tổng chi phí sở hữu giữa môi trường hiện tại của bạn và môi trường đám mây mới là bao nhiêu?

    Bước 3: Thực hiện quá trình di chuyển lên đám mây

    + Bạn sẽ thực hiện Cloud Migration như thế nào mà không làm gián đoạn các hoạt động hằng ngày của mình?

    + Bạn sẽ duy trì mã và cơ sở hạ tầng cho cả hai môi trường ra sao?

    + Nhân viên trong doanh nghiệp của bạn có đủ năng lực để thực hiện việc di chuyển này hay không? Bạn có bằng chứng nào để chứng minh khả năng đó?

    Bước 4: Duy trì các ứng dụng trên đám mây

    + Bạn sẽ duy trì tính bảo mật của dữ liệu trong các đám mây thế nào?

    + Làm thế nào để bạn luôn cập nhật các phiên bản mới của dịch vụ?

    + Làm cách nào để đảm bảo chi phí dành cho các đám mây không vượt ngoài tầm kiểm soát?

    6. Những câu hỏi thường gặp về Cloud Migration

    Câu hỏi 1: Có thể lưu trữ các thông tin nhạy cảm trên đám mây được không?

    Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của dữ liệu mà bạn sẽ lưu trữ trên đám mây. Thông thường, lưu trữ dữ liệu trên đám mây cũng cần yêu cầu tuân thủ những giới hạn về vị trí và cách thức lưu trữ dữ liệu nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin nhận dạng cá nhân.

    Câu hỏi 2: Có thể triển khai bất kỳ công nghệ nào lên đám mây được không?

    Nếu một số công nghệ bạn sử dụng là độc quyền, bạn sẽ không thể triển khai chúng hợp pháp trên đám mây.

    Câu hỏi 3: Lưu trữ trên đám mây có làm các ứng dụng chạy chậm hơn không?

    Lưu trữ dữ liệu trên đám mây có thể sẽ gây ra độ trễ, điều đó dựa trên vị trí của ứng dụng và người dùng.

    Câu hỏi 4: Có thể xem được các thông tin chi tiết đầy đủ về hiệu suất đám mây không?

    Vì phần cứng đám mây thực tế được kiểm soát bởi người khác (tức là nhà cung cấp đám mây chứ không phải tổ chức của bạn), khi nhắc đến các vấn đề liên quan đến hiệu suất của đám mây, có thể sẽ không được rõ ràng và bạn sẽ khó kiểm soát được điều đó.

    Câu hỏi 5: Lưu trữ dữ liệu trên đám mây nhiều có bị hết dung lượng không?

    Về lý thuyết thì không. Trên thực tế, dung lượng lưu trữ của các đám mây phụ thuộc vào ngân sách bạn có thể chi ra để trả cho nó. Tuy nhiên, khi việc lưu trữ dữ liệu tại chỗ ngày càng đặt đỏ và tốn thời gian, lưu trữ trên đám mây sẽ là một giải pháp tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm chi phí.

    Câu hỏi 6: Hệ thống phòng chống thảm họa trên đám mây có hiệu quả hơn so với hệ thống tại chỗ?

    Rất hiệu quả. Hệ thống phòng chống thảm họa trên đám mây triển khai nhanh hơn vì bạn không phải mua thêm phần cứng và chúng luôn có các kế hoạch phòng chống thảm họa sẵn sàng đáp ứng khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

    Câu hỏi 7: Có phải duy trì và cập nhật phần mềm máy chủ của mình trên đám mây không?

    Thường thì không. Trong một số trường hợp nhất định, nhà cung cấp các dịch vụ lưu trữ trên đám mây sẽ tự động xử lý việc này giúp bạn. Ngoài ra, một số mô hình Cloud Server có khả năng thực hiện nhiều tác vụ quản trị như sao lưu cơ sở dữ liệu, tự động nâng cấp phần mềm và bảo trị định kỳ.

    Xem thêm: 5 Điểm Khác Biệt Giữa Amazon Cloud Server và Google Cloud Server

    ĐĂNG KÝ 0966 583 085 1800 4814