Chỉ trong một thập kỷ gần đây, “Đám mây” đã trở thành một cụm từ phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp hay cá nhân từng tìm kiếm khách hàng qua mạng Internet đều đã từng nhắc đến ít nhất một lần. Vấn đề ở đây là có quá nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến “đám mây” mà không phải ai cũng có thể phân biệt được chúng một cách rõ ràng. Chẳng hạn như 2 dịch vụ Cloud Storage và Cloud Server.
Hôm nay, Gdata sẽ giúp bạn tìm hiểu về Cloud Storage và Cloud Server để có thể tìm ra được những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa hai loại hình dịch vụ này, cùng bắt đầu nào!
Cloud Storage
Cloud Storage là gì?
Cloud Storage về cơ bản là một trong những ứng dụng đơn giản nhất của nền công nghệ điện toán đám mây hiện nay. Chúng ta có thể đã từng ít nhất một lần nghe nhắc đến các dịch vụ như Google Drive, Microsoft OneDrive, Dropbox, S3 – Simple Storage Service,…
Đây đều là các dịch vụ Cloud Storage. Các ứng dụng này sẽ có một và chỉ một công dụng duy nhất: Lưu trữ dữ liệu của bạn trên Internet.
Xem thêm: Tìm hiểu về Gdata Simple Storage Service – Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Gdata
Ưu điểm và nhược điểm của Cloud Storage
Một số lợi ích khiến bạn nhất định phải sử dụng dịch vụ Cloud Storage như:
+ Bạn không cần phải sử dụng tài nguyên của mình để thiết lập, thử nghiệm và bảo trì cơ sở hạ tầng lưu trữ.
+ Bạn sẽ có một không gian lưu trữ lớn hơn nhiều so với khả năng xây dựng của bạn với chi phí thấp hơn rất nhiều.
+ Bạn có thể truy cập dữ liệu của mình ở bất cứ đâu, miễn là bạn có kết nối Internet và các mã xác thực cần thiết đối với tài khoản lưu trữ.
+ Dữ liệu của bạn thường được bảo vệ một cách tối đa khỏi những lỗi bên ngoài khác với khi lưu trữ dữ liệu bằng các thiết bị vật lý (như hỏng ổ cứng, mất điện, hỏng máy tính, …)
Song, lưu trữ dữ liệu trên đám mây cũng có một số hạn chế như:
+ Mất chi phí cho việc lưu trữ. Chi phí này có thể được nhà cung cấp dịch vụ tính theo hàng tuần, hàng tháng, hàng năm hoặc theo mức lưu trữ, …
+ Cần phải có Internet và các yếu tố xác thực cần thiết mới có thể truy cập được vào dữ liệu của mình.
+ Lỗi người dùng: Nếu bạn lỡ tay xóa một tệp dữ liệu quan trọng, bạn gần như sẽ không thể khôi phục lại tệp dữ liệu đó, nếu bạn không tự trang bị sẵn một hệ thống sao lưu dữ liệu cho trước.
+ Dữ liệu của bạn sẽ dễ bị tấn công hơn. Ngày nay, khi Internet ngày càng phát triển, các tin tặc có thể thông qua hệ thống mạng để truy cập bất hợp pháp và đánh cắp dữ liệu của bạn.
Tóm lại, có thể nói theo một cách đơn giản nhất là Cloud Storage là “Lưu trữ dữ liệu của bạn trên đám mây”
Cloud Server
Cloud Server là gì?
Cloud Server là một hạ tầng cơ sở ảo được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, với hai mục đích cơ bản là lưu trữ dữ liệu và thực hiện các tính toán xử lý thông tin.
Ví dụ, các ứng dụng SaaS (Software as a Service – Phần mềm như một dịch vụ) sẽ được chạy trên Cloud Server để người sử dụng có thể xử lý thông tin công việc trên đó.
Xem thêm: Tìm hiểu về dịch vụ Cloud Server
Ưu điểm và nhược điểm của Cloud Server
Những lợi ích không thể bỏ qua khi sử dụng Cloud Server:
+ Người sử dụng dịch vụ có thể lưu trữ và xử lý dữ liệu trên hệ thống các máy tính mạnh hơn nhiều so với hệ thống mà họ tự xây dựng mà không tốn quá nhiều chi phí sử dụng.
+ Hệ thống luôn được đảm bảo không bị gián đoạn hoạt động, thời gian uptime lên tới 99,99%.
+ Có thể xử lý dữ liệu cho công việc mọi nơi mọi lúc nếu có kết nối Internet và các xác thực cần thiết.
+ Thường chỉ phải trả tiền cho một hệ thống cụ thể thay vì phải trả phí cho từng phần mềm riêng lẻ để có thể truy cập vào dữ liệu.
Tuy nhiên, cũng giống với Cloud Storage, Cloud Server cũng có vài nhược điểm cần kể đến như:
+ Chỉ có thể sử dụng được dịch vụ với thiết bị có kết nối Internet và các xác thực cần thiết. Nếu thiết bị của bạn có kết nối không ổn định, bạn sẽ khó có thể sử dụng được dịch vụ Cloud Server.
+ Mất chi phí cho việc sử dụng dịch vụ: Bạn phải trả tiền để “đặt chỗ” trên các đám mây, tuy nhiên, bạn có thể “thu nhỏ chỗ ngồi” lại nếu bạn cảm thấy bạn không thực sự có nhu cầu để tránh mất phí cho những phần không cần thiết.
Tóm lại, Cloud Server là dịch vụ giúp các doanh nghiệp có thể “Lưu trữ và xử lý dữ liệu trên hạ tầng điện toán đám mây”.
Điểm tương đồng giữa Cloud Storage và Cloud Server
Khi đã hiểu rõ được về Cloud Storage và Cloud Server, người sử dụng có thể thấy được giữa hai dịch vụ này có một vài điểm tương đồng. Chúng ta có thể liệt kê ra một số điểm như sau:
Không cần tự xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng tạo nên hai dịch vụ Cloud Storage và Cloud Server sẽ do nhà cung cấp xây dựng và kiểm soát.
Người sử dụng dịch vụ sẽ không cần lo lắng về việc phải mua thiết bị, bảo trì hệ thống khi gặp vấn đề mà chỉ cần thuê dịch vụ, đảm bảo thiết bị doanh nghiệp có kết nối Internet là đã có thể truy cập và thực hiện các thao tác cần thiết trên hệ thống Cloud Storage và Cloud Server của mình rồi.
Điều này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc xây dựng bộ phận kỹ thuật viên và chi phí bảo trì hệ thống.
Chi phí cho việc sử dụng dịch vụ
Bạn sẽ đều phải trả phí cho dịch vụ Cloud Storage và Cloud Server. Các chi phí này có thể sẽ được tính theo tuần, theo tháng, theo năm hoặc có thể tính theo mức sử dụng dịch vụ như về cấu hình sử dụng hay dung lượng lưu trữ.
Yêu cầu kết nối Internet
Việc thiết lập cơ sở hạ tầng trên các “đám mây” không yêu cầu gì hết ngoài việc phải có một hệ thống mạng Internet đủ ổn định để bạn có thể truy cập vào hệ thống và sử dụng dữ liệu.
Điều này cho phép người sử dụng có thể linh hoạt hơn với công việc và có thể hoàn thành công việc dễ dàng ngay cả khi không ngồi tại văn phòng.
Phòng chống thảm họa
Nếu bạn sử dụng việc lưu trữ và xử lý dữ liệu bằng các thiết bị vật lý thông thường như điện thoại hay máy tính cá nhân, bạn có thể bị mất dữ liệu vĩnh viễn bởi những tác nhân khác nhau như mất điện đột ngột, thiết bị hỏng hay ổ cứng gặp vấn đề.
Ngược lại, lưu trữ và xử lý dữ liệu trên các hệ thống đám mây thường có dự phòng sẵn. Dữ liệu lưu trữ trên “đám mây” thường có sẵn các bản sao lưu được lưu trữ ở Trung tâm dữ liệu dự phòng để đảm bảo có thể lấy lại khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
Bảo trì phần cứng lưu trữ dữ liệu
Bạn không cần phải lo lắng về việc bảo trì và cập nhật vá lỗi các phần cứng hoặc phần mềm máy chủ của bạn bởi các nhà cung cấp dịch vụ sẽ giúp bạn làm điều đó. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khi sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp.
Thay đổi nhu cầu sử dụng
Có thể nói, lợi ích lớn nhất của việc sử dụng hạ tầng đám mây là ở việc người sử dụng có thể dễ dàng thay đổi dung lượng lưu trữ và cấu hình sử dụng dịch vụ nếu nhận thấy nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần phát triển dịch vụ hơn hay có nhiều dữ liệu cần lưu trữ hơn, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp cấu hình dịch vụ Cloud Server và mở rộng dung lượng cho dịch vụ Cloud Storage.
Ngược lại, khi bạn cảm thấy doanh nghiệp đang không sử dụng hết cấu hình cũng như dung lượng lưu trữ của dịch vụ, bạn có thể hạ thấp dịch vụ để có thể tiết kiệm chi phí sử dụng dịch vụ cho doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa Cloud Storage và Cloud Server
Mục đích sử dụng
Bạn gần như không sử dụng dịch vụ Cloud Storage làm gì ngoài để lưu trữ dữ liệu để có thể truy cập vào mỗi khi có kết nối Internet.
Còn đối với Cloud Server, bạn có thể sử dụng dịch vụ này để lưu trữ và xử lý dữ liệu, để có thể hoàn thành công việc của bạn.
Hoạt động của dịch vụ
Cloud Storage có thể nói là một dịch vụ thụ động, bạn có thể sử dụng nó như một kho lưu trữ dữ liệu, ngay cả khi bạn không truy cập vào dữ liệu trong đó, bạn vẫn có thể nhận được đầy đủ giá trị từ dịch vụ.
Trong khi đó, Cloud Server luôn hoạt động, nếu bạn không thường xuyên truy cập và sử dụng các ứng dụng được cài đặt trên nền tảng dịch vụ, bạn sẽ chẳng nhận được gì từ dịch vụ này cả.
Các yêu cầu khi xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ
Cloud Storage không yêu cầu nhiều đối với phần cứng thiết bị xây dựng, bạn chỉ cần một dung lượng ổ cứng và một phần mềm để quản lý là có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng dịch vụ.
Ngược lại, chức năng chính của Cloud Server là xử lý dữ liệu trên thiết bị, cho nên để xây dựng được hạ tầng dịch vụ này, bạn sẽ cần đầu tư rất nhiều vào phần cứng máy tính thiết bị, đặc biệt là và sức mạnh để xử lý được dữ liệu.
Đối tượng sử dụng
Cloud Storage có thể được sử dụng ở cả cấp độ cá nhân và doanh nghiệp, còn Cloud Server sẽ chủ yếu nhằm vào đối tượng là các doanh nghiệp cần lưu trữ Website, lập trình phần mềm,…
Cloud Storage và Cloud Server: Dịch vụ nào phù hợp hơn đối với doanh nghiệp của bạn?
Quyết định chọn lựa dịch vụ nào cho doanh nghiệp luôn là điều khiến các nhà quản trị phải đau đầu. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây để đưa ra được quyết định tốt nhất nhé:
Sử dụng Cloud Storage nếu:
+ Bạn cần một nơi để lưu trữ một lượng lớn dữ liệu.
+ Bạn muốn cần một nơi để sao lưu dữ liệu khi bạn thường làm việc cục bộ.
+ Nhân viên công ty của bạn đang làm việc tại nhà và bạn cần một nơi lưu trữ dữ liệu để nhân viên của bạn có thể đọc và lấy dữ liệu làm việc dễ dàng hơn.
Sử dụng Cloud Server nếu:
+ Bạn cần một dịch vụ giúp bạn lưu trữ và xử lý dữ liệu hoặc để cài đặt các phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp, như: phần mềm kế toán, phần mềm theo dõi nhân sự,…
+ Ngân sách cho việc sử dụng dịch vụ hạn chế và bạn cần một dịch vụ với chi phí thấp hơn so với hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu nội bộ.
+ Nhân viên công ty của bạn đang làm việc tại nhà và bạn cần một nơi để cho nhân viên của bạn có thể truy cập và xử lý dữ liệu mọi lúc.
Các dịch vụ “đám mây” nói chung đều có lợi cho hầu hết các doanh nghiệp, nhưng bạn sẽ mất thời gian để xác định được dịch vụ cụ thể được mà doanh nghiệp của bạn thực sự cần.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn nhằm tìm ra dịch vụ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn:
– Hotline: 1800 4814 (miễn phí cước gọi)
– Tư vấn dịch vụ: 0966 583 085
– Website: www.gdata.com.vn
– Fanpage: www.facebook.com/gdata.com.vn