Blog

So sánh phân biệt các mô hình Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud

    Phân biệt public clou, private cloud

    Phân biệt public cloud, private cloud, hybrid cloud

    Đám mây riêng tư – Private Cloud là gì?

    – Private Cloud hay còn gọi là máy chủ riêng tư bao gồm các tài nguyên điện toán đám mây được sử dụng độc quyền bởi một doanh nghiệp hoặc một tổ chức riêng biệt. Private Cloud có thể được đặt tại các trung tâm dữ liệu của tổ chức hoặc được cung cấp  bởi nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.

    Trong một hệ thống Private Cloud, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng luôn được duy trình trên một mạng riêng, phần cứng và phần mềm chỉ dành riêng cho tổ chức. Thông qua đó, Private Cloud có thể giúp tổ chức dễ dàng tùy chỉnh tài nguyển để đáp ứng những nhu cầu công việc. 

    Phân biệt public clou, private cloud

    Phân biệt public cloud, private cloud, hybrid cloud

    – Ưu điểm Private Cloud: Đáp ứng và tùy chỉnh linh hoạt, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh môi trường đám mây để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể. Mức độ bảo mật, kiểm soát thông tin và quyền riêng tư được nâng cao

    – Nhược điểm Private Cloud: Để sử dụng và vận hành hệ thống Private Cloud thì doanh nghiệp hoặc tổ chức cần một bộ phận CNTT riêng biệt sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí và công tác quản lý đám mây. 

    Xem thêm: Dedicated Server là gì? Ưu và nhược điểm của máy chủ vậy lý

    Xem thêm: Dịch vụ Thuê chỗ đặt Server – Dedicated Server giá cực hấp dẫn tại Gdata

    Đám mây công cộng – Public Cloud là gì?

    Public Cloud hay còn gọi là máy chủ công cộng là loại triển khai điện toán đám mây phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Đối với Public Cloud, nhà cung cấp xây dựng dịch vụ và quản lý hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm, thiết bị lưu trữ và cấu hình mạng.

    Để dễ hình dung nhất thì các dịch vụ cơ bản hàng ngày chúng ta sử dụng đều dựa trên hệ thống Public Cloud như: Google Drive, Gmail, Drop Box,.. nhưng đã được chuyên biệt theo hình thức sử dụng cá nhân.

    Đối với những doanh nghiệp vận hành cơ sở dữ liệu lớn cần khả năng mở rộng và lưu trữ dữ liệu cao cần sử dụng nền tảng Public Cloud riêng như sản phẩm Cloud Server của GDATA 

    Phân biệt public clou, private cloud

    Phân biệt public cloud, private cloud, hybrid cloud

    – Ưu điểm Public Cloud:

    • Chi phí thấp: doanh nghiệp không cần phải sở hữu phần cứng, phần mềm hoặc chi phí bảo dưỡng khấu hao thiết bị 
    • Khả năng mở rộng: không giới hạn 
    • Độ tin cậy cao: được vận hành và theo dõi bởi mạng lưới máy chủ rộng lớn đảm bảo chống lại sự cố

    Như vậy, Public Cloud là 1 loại hình mang đến những lợi ích về hiệu quả và sự thúc đẩy kinh doanh cho doanh nghiệp không thể bàn cãi. Khi hiểu được 1 cách đầy đủ về khái niệm, cấu trúc và ưu điểm của public cloud thì doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp hợp nhất với nhu cầu của mình.

    Xem thêm: Cloud Server là gì? Lợi ích doanh nghiệp sử dụng Cloud Server

    Xem thêm: Thuê dịch vụ Cloud Server tiết kiệm lên tới 60%

    Đám mây lai – Hybrid Cloud là gì?

    – Hybrid Cloud hay còn gọi là đám mây lai, là một môi trường điện toán đám mây kết hợp giữa nền tảng Public Cloud và Private Cloud. Hybrid Cloud được thiết kế và xây dựng riêng cho từng bài toán cụ thể của doanh nghiệp. Chính vì vậy mô hình Hybrid Cloud này thường được các đơn vị giải pháp có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn triển khai.

    Với phương án Hybrid doanh nghiệp có thể linh hoạt và có nhiều tùy chọn hạ tầng để triển khai lưu trữ cơ sở dữ liệu hơn. Bằng cách cho phép luân chuyển một khối lượng công việc giữa Public Cloud và Private Cloud khi có sự thay đổi về chi phí và tính toán hoặc với những tình huống bất khả kháng như lỗi phần cứng, mất kết nối network xảy ra thì hệ thống sẽ tự động điều chuyển sang một hệ thống dự phòng để tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh thiết yếu của doanh nghiệp, thể hiện tính linh hoạt khi doanh nghiệp chỉ có nhu cầu tác vụ ngắn hạn thay vì phải mua, lập trình và duy trì các nguồn lực dành cho thiết bị bổ sung.

    Phân biệt public clou, private cloud

    Phân biệt public cloud, private cloud, hybrid cloud

    – Ưu điểm Hybrid Cloud: 

    Tính đa dụng: Hybrid Cloud cho phép kết hợp nhiều cơ sở dữ liệu cho từng mục đích cụ thể.

    Tính thực tiễn: Hybrid Cloud giải quyết các bài toán xử lý dữ liệu lớn, truy vấn và phản hồi thông tin một cách nhanh chóng

    Hiệu quả chi phí: Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán cho những tài nguyên đang sử dụng hoặc tùy thời điểm để nới rộng tài nguyên cấp thiết.

    – Nhược điểm Hybrid Cloud:

    Yêu cầu khả năng tương thích với nhà cung cấp Public Cloud và luôn phải đảm bảo kết nối ổn định.

    Doanh nghiệp sẽ phải cấu trúc và phân chia lại khối lượng công việc dự kiến. Sau đó gán vào API của nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng việc này nhằm tránh tình trạng phát sinh các chi phí không kiểm soát được. 

    Đội ngũ kĩ thuật IT có trình độ chuyên môn nhằm xây dựng vào bảo trì hệ thống cơ sở dữ liệu. 

    Xem thêm: Tư vấn giải pháp công nghệ hệ thống điện toán đám mây – GDATA

    Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và các thông tin quan trọng xoay quanh hạ tầng điện toán đám mây. Nếu có bất kì câu hỏi nào bạn có thể nhắn tin trực tiếp cho chúng tôi phía bên phải góc màn hình hoặc:


     

    ĐĂNG KÝ 0904 299 668 1800 4814