Anti DDoS

MALWARE là gì? 6 loại Phần mềm độc hại phổ biến

Trong thời đại 4.0 hiện nay, vấn đề an ninh mạng đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Những cuộc tấn công của hacker vào hệ thống mạng ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến các tổ chức doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn Thế giới.

Dùng phần mềm độc hại (Malware) là một trong những phương thức tấn công mạng phổ biến nhất hiện nay. Vậy Malware là gì mà lại có thể được sử dụng như một “công cụ” giúp ích cho các hacker thực hiện các vụ tấn công mạng như vậy? Hãy cùng Gdata tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

malware-1

Malware là gì? 

Malware là từ ghép của “Malicious” (độc hại) và Software (phần mềm). Malware thường là từ được dùng để gọi chung cho Virus, Sâu máy tính, Trojans, Mã độc tống tiền, Phần mềm gián điệp,… và rất nhiều các phần mềm có hại khác đối với máy chủ của bạn.

Điểm khác biệt lớn nhất của Malware là ở việc nó gây hại có chủ đích đối với máy chủ của bạn, những phần mềm nào chỉ vô tình gây hại cho máy chủ thì sẽ không được gọi là Malware.

Mục tiêu chung của Malware là làm gián đoạn các hoạt động bình thường của hệ thống. Sự gián đoạn này có thể được thực hiện từ việc hiện thị quảng cáo trên thiết bị liên tục mà không có sự đồng ý để có được quyền truy cập root của máy tính.

Phần mềm độc hại có thể dùng để theo dõi mật khẩu các ứng dụng của người sử dụng, hay cũng có thể âm thầm khóa chặt hệ thống và giữ dữ liệu cá nhân của người sử dụng để đòi tiền chuộc. 

Trong các cuộc tấn công DDoS, tội phạm mạng có thể cố ý cài đặt các phần mềm độc hại vào máy chủ của bạn, biến máy chủ trở thành một trong mạng lưới robot làm việc cho hắn. Mạng lưới này còn có một cái tên gọi khác là Botnet.

malware-2

Tạo ra Malware ban đầu có thể là kết quả của các thí nghiệm hay trò đùa của các lập trình viên máy tính, tuy nhiên, do mạng Internet ngày càng phát triển, nhiều người đã nhìn thấy tiềm năng thương mại của các phần mềm độc hại này và bắt đầu biến việc tạo ra phần mềm độc hại thành một biện pháp để kiếm lợi bất chính.

Ngày nay, nhiều tội phạm mạng đã dùng Malware để khởi động các cuộc tấn công mạng và đánh cắp tiền từ người sử dụng Internet.

“Các cuộc tấn công bằng Malware sẽ không thể thực hiện nếu thiếu yếu tố quan trọng nhất: CHÍNH BẠN.”

6 loại phần mềm độc hại phổ biến

Spyware (Phần mềm gián điệp)

Đúng như tên gọi của nó, Spyware là phần mềm được sử dụng để theo dõi hành vi của người dùng mạng. Phần mềm này cũng có tác dụng giúp tội phạm mạng giám sát hoạt động lướt Website của người dùng, làm hiển thị những quảng cáo không mong muốn cho người dùng và sửa đổi các luồng tin tiếp thị liên kết.

malware-3

Một số phần mềm gián điệp còn được gọi là keylogger, nó sẽ giúp cho tội phạm mạng ghi lại những lần gõ bàn phím của người sử dụng, cho phép hắn xác định được mật khẩu các ứng dụng bạn đang dùng để truy cập vào và đánh cắp dữ liệu.

Ví dụ, nếu tội phạm mạng dùng keylogger để biết được mật khẩu ứng dụng Smart Banking bạn đang dùng, có thể một lúc nào đó, tất cả tiền ở trong tài khoản của bạn sẽ không cánh mà bay.

Virus

Virus có lẽ đã quá quen thuộc với tất cả những người sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, … Virus một chương trình độc hại có thể được cài đặt vào hệ điều hành hoặc một phần mềm nào đó. Nạn nhân chỉ phải chịu ảnh hưởng của virus khi tải và mở nhầm những tệp có chứa virus.

malware-3

Worms (Sâu máy tính)

Không giống với Virus, sâu máy tính có thể tự sao chép và tự truyền qua không gian mạng, do đó, nếu người dùng kết nối với một mạng hoặc truy cập vào một Website có nhiễm worms, Sâu máy tính có thể dễ dàng lây lan vào thiết bị của họ.

malware-4

Trojan Horses

Đây là những phần mềm độc hại nằm “giấu mình” trong những phần mềm hữu ích đối với người dùng, lôi kéo người dùng cài đặt chúng xuống thiết bị. Những ứng dụng bị nhiễm Trojan Horses thường là những bản sao lậu của các phần mềm hữu ích.

malware-5

Rootkit 

Phần mềm độc hại Rootkit được thiết kế nhằm cho phép những kẻ xâm nhập vào hệ thống dùng nó mà khó bị phát hiện, với mục đích thu thập dữ liệu máy tính của người dùng, gây lỗi sai trong hệ điều hành và tạo spam liên tiếp cho máy chủ. 

malware-6

Một ví dụ về việc tấn công mạng bằng rootkit có thể được nhắc tới là Cuộc tấn công thẻ tín dụng Swiper vào năm 2008, các tội phạm mạng thuộc Pakistan và Trung Quốc đã được gắn vào thẻ tín dụng của người dùng với mục đích tiếp nhận thông tin chi tiết về thẻ tín dụng và rút cạn tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Ransomware (Mã độc tống tiền)

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe tới vụ tấn công mạng WannaCry đã làm tê liệt toàn bộ hệ thống mạng của nhiều quốc gia trên Thế giới để yêu cầu chuộc tiền bồi thường khiến nhiều doanh nghiệp muốn “khóc ròng”. Vụ tấn công mạng này chính là một ví dụ rõ nét nhất cho việc sử dụng Ransomware để tấn công mạng.

malware-7

Ransomware hay Mã độc tống tiền thường được sử dụng để mã hóa các tệp hoặc thậm chí là toàn bộ hệ điều hành của thiết bị nạn nhân, làm cho nạn nhân không thể sử dụng thiết bị hoặc truy cập vào file lưu trữ và sử dụng những thông tin cần thiết cho đến khi dùng tiền để “chuộc” lại dữ liệu và máy tính.

Sự xuất hiện của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác chính là “ngòi nổ” khiến cho Ransomware ngày càng phát triển, vì tội phạm mạng có thể chấp nhận tiền tệ một cách ẩn danh và giảm thiểu nguy cơ bị bắt giữ.

Làm thế nào để bảo vệ hệ thống của bạn trước Malware?

Thông thường, các doanh nghiệp tập trung vào các công cụ phòng ngừa để ngăn chặn Malware xâm nhập. Bằng cách bảo vệ vòng ngoài của hệ thống, các doanh nghiệp sẽ nghĩ rằng họ đã an toàn. Tuy nhiên, một số phần mềm độc hại phát triển vượt cấp vẫn có thể “vượt qua” tường rào bên ngoài và “xâm nhập” vào hệ thống của bạn

Do đó, điều quan trọng là phải triển khai các công nghệ liên tục theo dõi và phát hiện phần mềm độc hại đã lẩn tránh các biện pháp phòng thủ vòng ngoài. Khả năng bảo vệ chống phần mềm độc hại nâng cao đầy đủ yêu cầu nhiều lớp bảo vệ cùng với khả năng hiển thị và trí thông minh mạng cấp cao.

Làm cách nào để phát hiện và ứng phó với Malware?

Phần mềm độc hại chắc chắn sẽ xâm nhập vào mạng của bạn. Bạn phải có các biện pháp phòng thủ cung cấp khả năng hiển thị đáng kể và phát hiện vi phạm. Để loại bỏ phần mềm độc hại, bạn phải có khả năng xác định các tác nhân độc hại một cách nhanh chóng.

Điều này yêu cầu quét mạng liên tục. Sau khi xác định được mối đe dọa, bạn phải xóa phần mềm độc hại khỏi mạng của mình. Các sản phẩm chống virus ngày nay không đủ để bảo vệ khỏi các mối đe dọa mạng tiên tiến. Doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu chi tiết về phòng chống xâm nhập cho mạng của mình để hiểu rõ và ngăn chặn mối nguy.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm Malware phần mềm độc hại

malware-8

Lỗi bảo mật 

Các phần mềm như hệ điều hành, trình duyệt web và plugin trình duyệt có thể chứa những lỗ hổng khiến tội phạm mạng dễ dàng tấn công khai thác vào đó.

Lỗi do người dùng

Người dùng mở phần mềm từ các nguồn không xác định hoặc sử dụng phần cứng máy chủ không đáng tin cậy có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại.

Chia sẻ hệ điều hành

Mọi máy chủ trong cùng một hệ thống đều sử dụng cùng một hệ điều hành cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại.

Ví dụ, nếu tất cả các máy cùng hệ thống đều dùng chung một hệ điều hành có chứa sâu máy tính, toàn bộ hệ thống sẽ đều bị nhiễm sâu.

Làm thế nào để có thể giảm khả năng bị nhiễm Malware phần mềm độc hại trên thiết bị của bạn?

Không ai có thể đảm bảo chắc chắn bản thân không bị tấn công bởi Malware, các cuộc tấn công mới sẽ liên tục phát triển để thách thức các hệ thống bảo mật dù luôn được quảng cáo là an toàn nhất cho người dùng.

Nhưng có rất nhiều cách để giảm thiểu khả năng bị tấn công bởi các phần mềm độc hại, có thể kể đến 4 cách đơn giản nhất dưới đây:

malware-9

Sử dụng các phần mềm chống Malware

Sử dụng các phần mềm chống Malware và quét máy tính cũng như hệ thống mạng thường xuyên là rất quan trọng để kịp thời phát hiện các mối nguy hiểm trước khi chúng kịp lây lan.

Thường xuyên quét bảo mật của website

Những người đang vận hành một Website nên biết rằng Malware có thể nhắm trúng vào Website của bạn để có thể xem được các tệp riêng tư, chiếm quyền điều khiến website, thậm chí gây hại cho các khách hàng truy cập vào website của bạn nếu người đó tải bất cứ tệp nào từ trang web.

Chạy quét bảo mật Website thường xuyên sẽ là một biện pháp hữu hiệu giúp bạn tránh được điều này.

Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF)

Một tài nguyên hữu ích khác dành cho các quản trị viên Website là WAF (Web Application Firewall). Nó sẽ giúp bạn ngăn chặn các phần mềm độc hại ở rìa mạng và ngăn không cho Malware tiếp cận máy chủ gốc của Website.

Cách ly khe hở không khí

Đây được coi là biện pháp cuối cùng để bảo vệ máy tính khỏi Malware.

Cách ly khe hở không khí có nghĩa là cắt máy tính hoặc mạng khỏi tất cả các mạng bên ngoài và giao tiếp Internet bằng cách vô hiệu hóa bất kỳ phần cứng nào có thể giúp lan truyền phần mềm độc hại, tránh cho Malware lây nhiễm tới hết các máy tính khác trong hệ thống.

ĐĂNG KÝ 0966 583 085 1800 4814