Blog

Cloud Server là gì? Máy chủ ảo Cloud có lợi ích gì cho doanh nghiệp?

    Hầu hết chúng ta đều biết về Cloud Server như một nơi để lưu trữ thông tin. Nhưng sự thật thì “Cloud Server” hay “Máy chủ đám mây” có phải trôi lơ lửng ở đâu đó không?

    Cho dù có tên là “đám mây” nhưng chắc chắn là em nó không nằm trên trời rồi! Vậy Máy chủ ảo đám mây Cloud server là gì? Hoạt động như thế nào? Có ưu và nhược điểm ra sao? Gdata sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

    1. Cloud Server là gì?

    Cloud Server (Máy chủ đám mây) là một hạ tầng cơ sở ảo được xây dựng dựa trên nền tảng Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) giúp dễ dàng quản lý và nâng cấp tài nguyên mà không cần phải bảo trì toàn bộ hệ thống.

    Cũng giống như máy chủ vật lý, Máy chủ ảo cloud được sử dụng với mục đích chính là lưu trữ dữ liệu và xử lý thông tin.

    Tuy nhiên, Cloud Server gần như không bị giới hạn bởi dung lượng lưu trữ.  Hơn thế nữa, vì là “Đám Mây” nên máy chủ cloud có thể được đặt ở bất cứ mọi nơi trên thế giới và dễ dàng cung cấp dịch vụ từ xa.

     

    2. Cloud Server hoạt động như thế nào?

    Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của Cloud Server là ảo hóa. Cloud Server ảo hóa các phần cứng trong máy chủ thành các máy ảo (Virtual Machine), các máy ảo này sẽ được theo dõi bởi một phần mềm Siêu giám sát (Hypervisor) và được chuyển đến một hoặc nhiều tổ chức thông qua hệ thống đám mây. 

    Việc cung cấp máy chủ, ảo hóa, bộ nhớ hay mạng là một trong ba dạng mô hình cung cấp dịch vụ Cloud Server, nó được gọi là IaaS (Infrastructure as a Service – Cơ sở hạ tầng như một Dịch vụ), hai loại khác lần lượt là PaaS (Platform as a Service – Nền tảng như một dịch vụ) và SaaS (Software as a Service – Phần mềm như một Dịch vụ). 

    Cách phân biệt các dạng mô hình cung cấp này được thể hiện dựa trên số dịch vụ mà nhà cung cấp dịch vụ quản lý, được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

     

    các-mô-hình-cloud-server

     

    Ngoài cách phân biệt Cloud Server qua các mô hình cung cấp dịch vụ, chúng ta còn có thể phân loại Cloud Server qua hình thức sử dụng, bao gồm: Privated Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud.

    3. Các loại Cloud Server thông dụng và lợi ích của chúng

    Khi nói đến máy chủ ảo đám mây thì chúng ta sẽ có ba loại chính: Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud.

    Xem thêm: So sánh Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud

    Xem thêm: Lựa chọn thuê Cloud Server Việt Nam hay Nước Ngoài

    – Public Cloud

    Là mô hình máy chủ cloud với các dịch vụ (lưu trữ, email, website,…) được cung cấp qua mạng Internet, dịch vụ có thể được miễn phí hoặc có yêu cầu trả phí tùy theo gói hoặc các mức sử dụng khác nhau.

    Các nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm quản lý và duy trì nhóm tài nguyên được chia sẻ qua mạng Internet giữa các nhóm người sử dụng.

    Đây là mô hình Cloud Server thông dụng nhất bởi nó giúp cung cấp nhiều lựa chọn về nhà cung cấp, khả năng tính toán và các giải pháp bảo mật cho nhu cầu phát triển về quy mô kinh doanh của công ty.

    Khi sử dụng Public Cloud, bạn sẽ không cần phải tự đầu tư và phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin riêng của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp không chuyên về công nghệ có thể sử dụng Public Cloud để giảm bớt một phần chi phí cho việc đào tạo và duy trì đội ngũ IT của doanh nghiệp.

    Ngoài ra, Public Cloud còn khá linh hoạt và có khả năng mở rộng cao, giúp đáp ứng được những tải trọng công việc khó đoán trước.

     

    phan-loai-cloud-server

    – Private Cloud

    Mô hình Private Cloud đề cập đến giải pháp Cloud Server dành riêng cho một doanh nghiệp hoặc một tổ chức cụ thể. Tài nguyên dữ liệu và các giải pháp sẽ chỉ được chia sẻ và phân phối thông qua một mạng nội bộ và không thể chia sẻ với bên ngoài.

    Khi sử dụng Private Cloud, bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát các giải pháp, hệ thống cơ sở hạ tầng và điều chỉnh các cách tiếp cận đám mây phù hợp với sở thích và các quy định về bảo mật của doanh nghiệp.

    Private Cloud sẽ giúp bạn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về ranh giới bảo mật của doanh nghiệp.

    – Hybrid Cloud

    Hybrid Cloud nói đến sự kết hợp về cơ sở hạ tầng giữa hai mô hình Public Cloud và Private Cloud. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng dung lượng không giới hạn của Public Cloud để xử lý dữ liệu của riêng của Private Cloud hoặc bạn có thể mở rộng thêm Private Cloud trên Public Cloud để tiết kiệm chi phí mua thêm phần cứng cố định cho doanh nghiệp.

    Kết hợp sử dụng cả hai mô hình Private Cloud và Public Cloud đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về chi phí, tính linh hoạt và khả năng bảo mật.

    Giả sử như ở trên, khi doanh nghiệp hết dung lượng lưu trữ ở Private Cloud, doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng các đám mây của Public Cloud để tiết kiệm chi phí hơn mà vẫn bảo đảm được tính an toàn của dữ liệu trong doanh nghiệp.

    Dù là loại nào trong 3 loại trên thì server ảo luôn có những ưu điểm rất dễ nhận thấy.

    4. Ưu điểm của Cloud Server

    So với máy chủ thông thường (Traditional Server) thì một máy chủ đám mây (Cloud Server) mang trong mình những đặc điểm nổi trội hơn, đó cũng là lý do các doanh nghiệp đang dần dần ưa chuộng loại máy chủ này, chúng ta hãy cùng điểm qua một số điểm mà máy chủ đám mây “ăn đứt” các máy chủ khác ở phía dưới:

     

    lợi ích của cloud server máy chủ cloud ảo

    – Bảo mật cao 

    Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên Cloud Server có thể giúp ngăn chặn tội phạm mạng và các mối đe dọa về bảo mật khác. Đương nhiên, người dùng vẫn cần thực hiện các biện pháp bảo mật của riêng họ như quản lý mật khẩu và quyền truy cập.

    Cloud Server thường được bảo mật bằng biện pháp Xác thực đa yếu tố, đây là biện pháp bảo mật gần như tuyệt đối đối với hệ thống dữ liệu trên đám mây.

    – Có khả năng mở rộng linh hoạt 

    Các gói dịch vụ Cloud Server từ cơ bản đến nâng cao sẽ thường được tùy chỉnh để đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của khách hàng.

    Khi doanh nghiệp phát triển thêm, bạn có thể mở rộng dịch vụ Cloud Server về cấu hình để sử dụng được nhiều ứng dụng hơn và nhiều dịch vụ hơn do máy chủ cung cấp.

    Hầu hết các ịch vụ Cloud Server đều được cung cấp theo mô hình “thanh toán khi sử dụng” (pay-as-you-go) để người dùng có thể tùy chỉnh việc nâng cấp hoặc hạ cấp Cloud Server khi cần thiết và chỉ cần trả tiền cho dịch vụ mà họ đã sử dụng.

    – Sao lưu dễ dàng 

    Có thể luôn yên tâm khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud Server bởi các dữ liệu này sẽ luôn sẵn sàng được dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

    Sao lưu dữ liệu có thể được tự động hóa và có thể được diễn ra hàng ngày hoặc hàng tháng. Cho nên, nếu cuối ngày, bạn quên không lưu trữ lại dữ liệu trên Cloud Server, dữ liệu vẫn có thể được tự động lưu lại.

    – Thuận tiện và dễ dàng tiếp cận ở bất cứ đâu

    Các máy chủ kiểu cũ thường xuyên bị giới hạn bởi cơ sở hạ tầng và vị trí đặt hệ thống. Nhưng với máy chủ đám mây thì mọi rào cản về địa lý và thời gian đã được xóa bỏ hoàn toàn.

    Chính vì vậy người sử dụng hệ thống máy chủ ảo đám mây có thể kết nối với dữ liệu bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới, mở ra một thời đại thông tin tuyệt đối hơn bao giờ hết.

    Hơn thế nữa, mỗi người dùng được cấp quyền đều có thể truy cập vào mạng lưới dữ liệu của công ty ở bất cứ đâu. Điều đó mang tới sự thuận tiện trong việc giao tiếp làm việc bất kể múi giờ hay sự hạn chế nào khác.

    Các bạn cũng đã thấy việc các công ty 4.0 vẫn có thể vượt qua được đại dịch Covid chính là nhờ công nghệ đám mây, nhờ đó mà remote working (làm việc từ xa) trở thành một trend hot hiện nhay.

    – Tiết kiệm chi phí 

     

    cloud server tiet kiem chi phi

     

    Việc sử dụng Cloud Server sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Đầu tiên phải kể đến cách tính chi phí vô cùng linh hoạt ‘Thanh toán theo mức sử dụng’.

    Với khả năng nâng cấp/hạ cấp tài nguyên linh hoạt, doanh nghiệp sử dụng Cloud Server có thể thường xuyên duy trì sử dụng gói dịch vụ nhỏ để tiết kiệm chi phí; khi có nhu cầu cần nâng cấp tài nguyên trong thời gian ngắn (ví dụ khi lượng truy cập vào website tăng đột ngột), doanh nghiệp có thể nâng cấp ngay lập tức lên gói cao cấp hơn để đảm bảo việc kinh doanh ổn định và hạ cấp khi không cần đến nhiều tài nguyên như vậy nữa.

    Nhiều ưu điểm là vậy nhưng muốn sử dụng được máy chủ ảo cloud chúng ta cũng cần phải tuân thủ các bước cơ bản.

    Xem thêm: Ưu đãi thuê dịch vụ Cloud Server tiết kiệm 40%

    5. Cần thực hiện những gì khi sử dụng Cloud Server

    Khi sử dụng Cloud Server, cần thực hiện theo 10 bước:

    • Bước 1: Thiết lập vai trò của đội ngũ IT trước khi chuyển dữ liệu
    • Bước 2: Chọn mức độ tích hợp Cloud Server
    • Bước 3: Đưa ra quyết định về việc chỉ chọn một hay nhiều Cloud Server
    • Bước 4: Thiết lập KPI của Cloud Server
    • Bước 5: Thiết lập cơ sở về hiệu suất hoạt động của Cloud 
    • Bước 6: Đưa ra quyết định về việc chỉ di chuyển một phần hay di chuyển tất cả dữ liệu lên Cloud Server
    • Bước 7: Thiết lập lại cấu trúc dữ liệu đã di chuyển
    • Bước 8: Lập kế hoạch di chuyển dữ liệu
    • Bước 9: Chuyển về quá trình sản xuất kinh doanh
    • Bước 10: Kiểm tra lại việc di chuyển lên Cloud Server và phân bổ tài nguyên phù hợp 

    6. Thông số cần biết khi thuê Cloud Server

    Để có được một máy chủ đám mây phù hợp, trong quá trình lựa chọn thuê dịch vụ Cloud Server, cần chú ý tới các thông số sau đây: 

    – CPU (Central Processing Unit)

    CPU là thông số kỹ thuật đầu tiên cần lưu ý khi thuê máy chủ Cloud. Khi nói đến máy chủ ảo, người ta sẽ nghĩ ngay đến Tốc độ xung nhịp (số Hz), Bộ nhớ đệm (Cache) hay số Nhân (Core), số luồng (Thread). Những thông số này giúp máy chủ Cloud chạy ổn định, nhanh. Tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế, bạn cần lựa chọn những thông số phù hợp.

    – RAM (Random-access memory)

    RAM là thành phần quan trọng, giúp đảm bảo tốc độ của ứng dụng, giúp máy chủ không bị treo hoặc đứng máy trong thời gian hoạt động.

    Khi thuê Cloud Server, cần chú ý đến các thông số của RAM như buspeed, latency, bộ nhớ ECC, và dung lượng của RAM. Tùy vào nhu cầu sử dụng Máy chủ đám mây, bạn cần lựa chọn những thông số phù hợp.

    cac-thanh-phan-cua-cloud-server-thống-cua-cloud-server

    – Storage (Lưu trữ)

    Cần chú ý tới hai yếu tố của Storage là dung lượng và loại storage. Bạn cần xác định nhu cầu để chọn dung lượng storage và loại storage phù hợp. 

    Có hai loại Storage là HDDSSD. HDD thuờng dành cho những khách hàng thông thường còn SSD dung có những khách hàng có nhu cầu cần dung sự đọc/ghi (in/out) lớn, tốc độ cao.

    Hiện nay, khái niệm lưu trữ bằng ổ SAN Storage đang dần trở nên phổ biến. SAN Storage là dạng lưu trữ chuyên dụng dành cho máy chủ đám mây chính vì vậy tốc độ của SAN Storage thường là tối ưu nhất.

    – IOPS (Input/Ouput per second)

    IOPS là đơn vị đo lường tốc độ đọc/ghi dữ liệu trong một giây của ổ cứng thuộc Cloud Server. IOPS càng cao, tốc dộ xử lý dữ liệu sẽ càng cao hơn. Từ đó, hiệu năng của các ứng dụng trên Cloud Server cũng sẽ tăng theo. 

    – Uptime (Thời gian hoạt động)

    Uptime là thời gian duy trì hoat động ổn định của Cloud Server trong suốt thời gian hoạt động. Uptime càng cao càng tốt.

    Uptime phụ thuộc vào 3 yếu tố:

    1. Uptime của hệ thống vật lý
    2. Uptime của các giải pháp
    3. Uptime của của Data Center.

    Thông thường, uptime của server luôn được đảm bảo khoảng 99,9% là tối ưu (ước tính thời gian downtime của server gần như không có). Nếu nhà cung cấp của bạn cam kết 99,99% uptime tức là họ có thể bỏ qua uptime của Data Center. 

    – Support (Khả năng hỗ trợ)

    Bất cứ hệ thống, máy móc hay thiết bị nào cũng có thể gặp những sự cố hay lỗi kỹ thuật trong lúc vận hành, đặc biệt khi Cloud Server gặp sự cố, bạn luôn cần đến sự hỗ trợ nhanh chóng.

    Trước khi quyết định thuê Cloud Server tại một nhà cung cấp nào đó, bạn cần phải chú ý đến những thông tin về sự chuyên môn và sự nhiệt tình của đội ngũ hỗ trợ.

    7. Thách thức khi sử dụng Cloud Server

    THÁCH THỨC KHI SỬ DỤNG CLOUD SERVER

    Chuyển đổi sang sử dụng Cloud Server cũng có những thách thức riêng mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Bạn nên nhìn nhận những thách thức này theo nhiều hướng và tùy từng lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn hoạt động:

    – Khả năng bảo mật

    Bảo mật của Cloud Server mới được nâng cấp gần đây. Trước đây, moi người thường lo lắng về mức độ an toàn của các hệ thống đám mây và liệu các biện pháp bảo mật có thật sự cung cấp đủ sự bảo vệ cho hệ thống cơ sở dữ liệu được hay không.

    Tuy nhiên, không chỉ nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server mà ngay cả người sử dụng cũng phải tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn liên quan về việc bảo mật Cloud Server. Đặc biệt là khi thường có rất nhiều người cùng truy cập hệ thống Cloud Server nên bạn cần xác thực hệ thống bảo mật đa lớp để tránh vi phạm vào các quy định và tiêu chuẩn bảo mật.

    – Chi phí

    Mặc dù việc chuyển sang sử dụng Cloud Server sẽ giúp tiết kiệm các chi phí, tuy nhiên bạn vẫn cần phải cân nhắc xem liệu bạn có cần phải tiêu tốn thêm các loại chi phí nào khác khi sử dụng Cloud Server không? Liệu những chi phí đầu tư ấy có mang lại lợi nhuận không? Chi phí như vậy đã hợp lý hay chưa? …

    – Độ tin cậy và downtime (thời gian ngừng hoạt động)

    Nếu bạn không lựa chọn nhà cung cấp một cách kỹ càng, thứ chờ đợi bạn sau quá trình ký kết hợp đồng có thể là các vấn đề về độ tin cậy và thời gian ngừng hoạt động dài đằng đẵng của Cloud Server.

    Nếu nhà cung cấp dịch vụ bạn chọn không đủ tin cậy và luôn hỗ trợ khi bạn cần, các vấn đề bạn gặp phải trong quá trình sử dụng có sẽ không thể được giải quyết nhanh chóng.

    Thời gian ngừng hoạt động gây giảm doanh thu. Nếu nhà cung cấp không đảm bảo về mức thời gian hoạt động, hiệu suất công việc sẽ giảm xuống, điều đó cũng có thể dẫn đến sự bất mãn của khách hàng đối với dịch vụ của doanh nghiệp.

    – Các hợp đồng bẫy

    Đôi khi có một số hợp đồng có những điều khoản ‘bẫy’ về việc ‘khóa nhà cung cấp’, người sử dụng sẽ không thể kết thúc bất kỳ thỏa thuận nào hoặc nếu không sẽ mất rất nhiều tiền.

    8. So sánh Cloud Server và VPS? Tại sao mọi người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm Cloud Server và VPS?

    VPS và Cloud Server tương tự nhau về cách thiết lập nên chúng, sự khác biệt là ở cách chúng được triển khai và quản lý dịch vụ, do đó, chúng sẽ có những tính năng khác nhau, được thể hiện ở dưới đây:

    phan-biet-vps-vs-cloud-server

    Cụ thể, sự khác biệt trong các tính năng giữa Cloud Server và VPS như sau:

    – Khả năng mở rộng

    Điều khác biệt lớn nhất giữa Cloud Server và VPS là khả năng mở rộng tài nguyên sử dụng. Cloud Server cho phép tăng hoặc giảm cấu hình dễ dàng tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng cho bất kỳ sự phát triển nào mà khách hàng muốn như CPU, RAM hay bộ nhớ và băng thông,… trong khi VPS rất khó để làm được như vậy.

    – Tính sẵn sàng

    VPS chỉ có phần mềm ảo hóa trên hệ thống Hypervisor, điều này khiến cho VPS có thể có thời gian downtime bất cứ lúc nào.

    Trong khi đó, hệ thống Cloud Server với nhiều máy chủ liên kết với nhau, nếu một máy chủ trong hệ thống bất ngờ gặp sự cố và ngừng hoạt động, dữ liệu sẽ tự động được điều hướng sang một máy chủ khác giúp cho toàn bộ hệ thống có thể làm việc bình thường.

    9. Mô hình triển khai công nghệ Cloud Server

    Cloud Server được triển khai dựa trên nền tảng Công nghệ Điện toán đám mây, nhưng được tập trung chủ yếu theo mô hình IaaS, công nghệ tối ưu mục đích cung cấp hạ tầng tính toán và lưu trữ đám mây.

    mô hình triển khai cloud server máy chủ đám mây

    Các bước triển khai Cloud Server bao gồm:

    – Ảo hóa máy chủ vật lý

    Đây là bước đầu tiên của việc triển khai Cloud Server. Có hai loại ảo hóa chính là Ảo hóa dựa vào phần cứng và Ảo hóa dựa vào Hệ điều hành, hay còn gọi là Ảo hóa phần cứng và Ảo hóa phần mềm.

    1. Ảo hóa phần cứng là việc trừu tượng hóa phần cứng vật lý máy chủ thành phần cứng ảo và sẽ được giám sát bởi phần mềm Hypervisor.
    2. Ảo hóa phần mềm là phương thức ảo hóa được thực hiện trực tiếp trên hệ điều hành của máy chủ. Mỗi máy ảo sẽ chạy trên một ‘trạng thái’ hệ điều hành riêng và chia sẻ với nhau toàn bộ tài nguyên vật lý của máy chủ.

    Sau khi ảo hóa, chúng ta sẽ có dịch vụ VPS, còn muốn trở thành Cloud Server, chúng ta còn cần thực hiện thêm bước 2 và bước 3.

    – Triển khai mô hình đám mây (Cloudification)

    Bước thứ hai của việc triển khai Cloud Server là đưa các máy chủ ảo vừa được tạo ra ‘lên mây’ bằng các Công nghệ triển khai điện toán đám mây như Ảo hóa tính toán, Ảo hóa bộ nhớ, Ảo hóa hạ tầng mạng,…

    – Vận hành và quản lý Cloud Server

    Bước thứ ba đề cập đến việc khởi tạo, vận hành, sao lưu, và bảo trì hệ thống Cloud Server. Mỗi nhà cung cấp sẽ triển khai bước này theo một cách riêng hoặc có thể sử dụng các phần mềm triển khai như ở phía dưới đây:

    10. Các phần mềm triển khai Cloud Server phổ biến

    – Openstack

    phan-mem-trien-khai-cloud-server-pho-bien-open-stack

    Openstack là một dự án chung của Rackspace Hosting và NASA vào năm 2010. Đây là một nền tảng phần mềm tự do nguồn mở điện toán đám mây được triển khai chủ yếu trên IaaS.

    – VMware vSphere

    phan-mem-trien-khai-may-chu-cloud-pho-bien-vmware-vsphere

    Vmware là một tập đoàn lớn chuyên cung cấp phần mềm và các dịch vụ về công nghệ điện toán đám mây và ảo hóa. VMware vSphere là nền tảng ảo hóa điện toán đám mây của VMware, cho phép triển khai dịch vụ IaaS nhanh chóng.

    – Virtuozzo

    phan-mem-trien-khai-may-chu-dam-may-pho-bien-virtuozzo

    Virtuozzo là giải pháp ảo hóa máy chủ dựa vào hệ điều hành được thiết kế tập trung quản lý máy chủ và hợp nhất khối lương công việc bằng cách giảm số lượng máy chủ vật lý. Các doanh nghiệp thường sử dụng Virtuozzo để hợp nhất máy chủ, khôi phục thảm họa và tính linh hoạt của khối lượng công việc. 

    – Các phần mềm triển khai Cloud Server khác

    Còn nhiều phần mềm triển khai Cloud Server theo mô hình IaaS khác như Apache CloudStack OpenNebula, OpenShift, OnApp… Các bạn có thể tìm kiếm trên google để tìm hiểu thêm.

    11. Một số Cloud Server miễn phí

    Ngày nay hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server đều cho khách hàng sử dụng dịch vụ miễn phí trước khi sử dụng thật để kiểm tra trước chất lượng dịch vụ, khả năng hỗ trợ hay cả độ tin cậy của dịch vụ,…

    Dưới đây là 7 nhà cung cấp cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ miễn phí thử nghiệm:

    – Gdata

    dich vụ cho thuê cloud server giá rẻ tại Gdata

     

     

    Một trong số ít các nhà cung cấp Server Cloud tại Việt Nam có mong muốn khách hàng được trải nghiệm hết mức server trước khi quyết định xem có cảm thấy phù hợp hay không. Quý khách sẽ được dùng thử miễn phí server trong vòng 1 tháng đầu sau đó có thể nhận nhiều ưu đãi tuyệt vời từ Gdata.

    – Kamatera

    Kamatera-cloud-server-cac-nha-cung-cap-may-chu-dam-may

    Kamatera tính phí theo giờ cho phép bạn toàn quyền kiểm soát giá của Server, nhờ vậy mà bạn có thể nhanh chóng tăng hoặc giảm cấu hình máy chủ để đáp ứng nhu cầu và ngân sách chính xác của mình. 

    – Gearhost

    gearhost-cloud-server-cac-nha-cung-cap-may-chu-dam-may-mien-phi

    Dịch vụ này có năm gói Cloud Server khác nhau, với gói cơ bản là hoàn toàn miễn phí để sử dụng suốt đời. Sau khi chọn gói miễn phí, tất cả những gì cần thiết để bắt đầu là biểu mẫu đăng ký nhanh và xác minh email cơ bản.

    Một số dịch vụ khác trong danh sách này yêu cầu thẻ tín dụng của bạn như một “chính sách bảo hiểm”, nhưng GearHost không yêu cầu bất kỳ chi tiết thanh toán nào dưới bất kỳ hình thức nào.

    – Amazon Web Service (AWM)

    aws-cloud-server-cac-nha-cung-cap-may-chu-dam-may-mien-phi-1

    Dịch vụ web đám mây hàng đầu của Amazon, AWS, được chia thành ba sản phẩm: Elastic Compute Cloud (EC2), Elastic Beanstalk và Lightsail. Hai nền tảng cuối cùng được thiết kế dưới dạng nền tảng dễ sử dụng tận dụng tài nguyên điện toán đám mây mà EC2 cung cấp

    – Heroku

    Heroku-cloud-server-cac-nha-cung-cap-may-chu-dam-may-mien-phi-1

    Đây là nhà cung cấp sắp xếp các dịch vụ hợp lý và dễ sử dụng nhất. Nhờ chi phí gần như bằng không và việc dễ sử dụng nên Heroku trở thành sự lựa chọn hoàn hảo dành cho hầu hết sinh viên và các Developers.

    – Google Cloud 

    google-cloud-server-cac-nha-cung-cap-may-chu-dam-may-mien-phi

    Google Cloud là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn tìm một nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server miễn phí, tuy nhiên nếu muốn sử dụng tối đa các tính năng của nó, bạn cần phải ở Hoa Kỳ.

    – Red Hat OpenShift

    redhat-openshift-cloud-server-cac-nha-cung-cap-may-chu-dam-may-mien-phi

    Red Hat, được biết đến với bản phân phối Red Hat Linux phổ biến, từng có gói khởi động luôn miễn phí cho nền tảng đám mây đáng tin cậy của nó. Dịch vụ này có bản dùng thử miễn phí 30 ngày của OpenShift Online Pro. Sau 30 ngày dùng thử, đăng ký của bạn sẽ tự động gia hạn – nhưng nếu bạn hủy trước khi kết thúc thời gian dùng thử, bạn vẫn có đủ 30 ngày để đánh giá Red Hat OpenShift.

    – Microsoft Azure

    microsoft-azure-cloud-server-cac-nha-cung-cap-may-chu-dam-may-mien-phi

    Azure cung cấp hệ thống sản phẩm miễn phí giống với AWS: Một số miễn phí trong 12 tháng, một số miễn phí trọn đời và một số có sẵn để dùng thử thông qua việc sử dụng tín dụng. Cách phân bổ tài nguyên của Azure chính là điểm thu hút cho các dự án nhằm mục đích sản xuất.

    12. Nên thuê Cloud Server ở đâu? 

    Gdata Cloud server – Nơi cung cấp dịch vụ thuê Cloud Server với nhiều tính năng vượt trội.

    Khi thuê Cloud Server tại Gdata, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời không chỉ về cấu hình dịch vụ đa dạng mà còn có tốc độ xử lý vượt trội.

     

     

    Sử dụng dịch vụ máy chủ ảo đám mây tại Gdata, bạn sẽ còn được sử dụng băng thông không giới hạn, không giới hạn truyền tải dữ liệu và được hỗ trợ 24/7 bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

    Lời kết

    Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, công nghệ điện toán đám mây nói chung và Cloud Server nói riêng sẽ ngày càng phát triển. Gdata hy vọng với bài viết này bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về Cloud Server, biết được các tính năng và những thách thức khi sử dụng nó. 

    Chúc các bạn thành công!

    Đọc thêm: So sánh Amazon Cloud và Google CLoud

    Đọc thêm: Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ Cloud Server

    ĐĂNG KÝ 0966 583 085 1800 4814