Bảo mật Cloud

Cloud Server Security – 8 biện pháp tăng cường bảo mật dữ liệu trên hạ tầng điện toán đám mây

    Cloud Server Security hay Bảo mật máy chủ đám mây là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của việc lưu trữ dữ liệu trên các đám mây. Tuy nhiên với những “thủ đoạn” ngày càng tinh vi của các tội phạm mạng ngày nay, bạn cũng cần phải tự nâng cao khả năng bảo mật dữ liệu trên hạ tầng điện toán đám mây của mình.

    Chỉ cần thực hiện theo 8 thay đổi đơn giản dưới đây cũng sẽ mang lại được những kết quả tích cực cho việc bảo vệ hệ thống Cloud Server của bạn. Còn chần chừ gì nữa mà hãy cùng bắt tay vào tìm hiểu cùng Gdata ngay thôi nào!

    Gdata-Cloud-Server-Security-8-bien-phap-tang-cuong-bao-mat-cloud

    Cloud Server Security là gì?

    Hiểu đơn giản, Cloud Server Security là việc tập hợp các gói công nghệ, giao thức và phương pháp tốt nhất và phù hợp nhất cho doanh nghiệp để có thể bảo vệ được môi trường điện toán đám mây, các ứng dụng chạy trên Cloud Server và các dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ đó.

    Bảo mật máy chủ đám mây của doanh nghiệp bắt đầu bằng việc bạn phải hiểu được một cách chính xác những gì mà doanh nghiệp cần được bảo mật cũng như những hệ thống cần được quản lý và bảo vệ.

    Gdata-Cloud-Server-Security-8-bien-phap-tang-cuong-bao-mat-cloud

    Nhìn chung, để đảm bảo việc bảo mật Cloud Server của doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ thường tìm cách nhanh nhất để vá các lỗ hổng bảo mật cho khách hàng và theo dõi thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng. Hơn thế nữa, chính khách hàng cũng nên đảm bảo rằng hệ thống của mình được bảo mật đúng cách.

    Dưới đây sẽ 8 cách cơ bản nhất để khách hàng có thể bảo mật được dữ liệu trên hạ tầng điện toán đám mây:

    1. Sử dụng mật khẩu mạnh

    Sử dụng mật khẩu mạnh là yếu tố quan trọng nhất để giữ an toàn cho dữ liệu của bạn trên các “đám mây”. Mật khẩu mạnh có thể hiểu là một dãy ký tự kết hợp gồm các chữ cái, con số và các ký tự đặc biệt khác để tránh bị bẻ khóa dễ dàng.

    Gdata-Cloud-Server-Security-8-bien-phap-tang-cuong-bao-mat-cloud

    Người dùng có thể đặt mật khẩu theo một số nguyên tắc sau:

    + Tránh đặt mật khẩu theo tên, ngày sinh hay các ngày kỷ niệm quan trọng của bạn bởi đây là những mật khẩu có thể dễ dàng bẻ khóa nhất đối với các hacker.

    + Tránh các lựa chọn thay đổi hiển nhiên dễ đoán như chữ “S” thay bằng $ hay chữ “a” được thay bằng @, …

    + Đặt càng nhiều ký tự ngẫu nhiên càng tốt.

    + Bạn có thể đặt ra một quy tắc chung đối với tất cả mật khẩu, và chỉ có bạn có thể hiểu rõ được nguyên tắc đó.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt các mật khẩu khác nhau ở các website khác nhau để tránh tin tặc có thể phá khóa nhiều website quan trọng của bạn cùng một lúc.

    2. Kích hoạt xác thực bằng ít nhất 2 yếu tố

    Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server đều thực hiện việc bảo mật đám mây bằng cách kích hoạt xác thực ít nhất 2 yếu tố trong quá trình đăng nhập và sử dụng dịch vụ. Điều này giúp bổ sung thêm một lớp bảo mật cho tài khoản dịch vụ của bạn.

    Trong quá trình đăng nhập, ngoài việc nhập mật khẩu, bạn có thể sẽ được yêu cầu nhập số điện thoại/địa chỉ email để được nhận mã OTP dùng để xác thực và hoàn tất việc đăng nhập. Chỉ cần tin tặc không có quyền truy cập vào thiết bị xác thực yếu tố thứ 2 của bạn thì dữ liệu của bạn sẽ được an toàn.

    Gdata-Cloud-Server-Security-8-bien-phap-tang-cuong-bao-mat-cloud

    3. Mã hóa các dữ liệu nhạy cảm

    Khi các dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trên máy chủ đám mây, bạn có thể sẽ cần cân nhắc đối với việc mã hóa dữ liệu đó trước khi tải lên. Bạn có thể sử dụng những tiện ích mã hóa có sẵn trên các thiết bị cục bộ của mình để ngay cả khi dữ liệu đã bị xâm phạm, tin tặc cũng không có “chìa khóa” để “mở” nội dung thực sự của tệp đã tải lên.

    4. Loại bỏ các dữ liệu nhạy cảm trên hạ tầng “đám mây”

    Ngay cả khi các nhà cung cấp dịch vụ đã cung cấp các giải pháp bảo mật đám mây tốt nhất cho bạn, thông tin lưu trữ trên Cloud Server vẫn có thể gặp các rủi ro như bị rò rỉ hoặc mất mát dữ liệu vào tay tin tặc. Đây là lý do mà bạn không nên lưu giữ các thông tin quá nhạy cảm trên “đám mây”.

    Không có gì sai khi các doanh nghiệp lựa chọn giữ các thông tin nhạy cảm tại doanh nghiệp và giữ cho các thông tin này hoàn toàn không thể truy cập từ xa được.

    5. Hạn chế số lượng người truy cập vào dữ liệu

    Các doanh nghiệp thường sẽ cung cấp quyền truy cập vào Cloud Server của họ cho nhân viên và các nhà đầu tư của doanh nghiệp để họ có thể theo dõi dữ liệu của doanh nghiệp từ xa và hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ quản trị trong doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần phải giới hạn đúng các quyền truy cập (quyền đọc, quyền nhận xét, quyền chỉnh sửa dữ liệu, quyền quản trị, …) cho những đối tượng này và thu hồi quyền truy cập của họ ngay khi hoàn thành công việc của mình.

    Một trong những sai lầm lớn nhất mà một doanh nghiệp có thể mắc phải là họ cung cấp quyền quản trị một tài khoản lưu trữ dữ liệu cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Đây có thể là nguyên nhân “giúp” các tin tặc dễ dàng xâm nhập vào dữ liệu của bạn hơn.

    Bạn có thể tạo các tài khoản truy cập riêng cho từng nhân viên trong doanh nghiệp và đặt ra các quyền hạn cần thiết họ có thể hoàn thành công việc của họ, sau đó, bạn phải nhanh chóng thu hồi quyền truy cập để tránh các thông tin quan trọng của doanh nghiệp bị rò rỉ ra ngoài.

    Gdata-Cloud-Server-Security-8-bien-phap-tang-cuong-bao-mat-cloud

    6. Kết nối an toàn

    Cloud Server của bạn sẽ không thể an toàn nếu bạn thường xuyên truy cập vào máy chủ của mình với các kết nối không đủ an toàn. Nếu bạn tiếp cận dữ liệu trên máy chủ đám mây của bạn bằng hệ thống mạng công cộng ở quán cafe hay sảnh chờ sân bay, bạn sẽ không thể biết được dữ liệu của bạn có thể bị ăn cắp lúc nào đâu.

    Hãy chắc chắn rằng, bạn luôn truy cập vào máy chủ của bạn bằng các kết nối an toàn với mạng VPN (Virtual Private Network – Mạng riêng ảo). Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp của bạn.

    7. Sử dụng các phần mềm và dịch vụ bảo mật

    Cách dễ nhất để tin tặc có thể truy cập vào tài khoản đám mây của bạn là thông qua virus và các phần mềm độc hại khác mà hắn đã cài đặt trên thiết bị của bạn. Các phần mềm này có thể giúp hacker lấy được mật khẩu truy cập vào Cloud Server và cướp lấy quyền điều khiển “đám mây” của bạn.

    Thường xuyên sử dụng các phần mềm bảo mật cũng như duy trì việc quét virus thường xuyên không chỉ giúp bảo vệ thiết bị của bạn mà còn giúp dữ liệu trên đám mây của bạn luôn được bảo mật.

    8. Luôn có ít nhất một bản dự phòng dữ liệu sẵn

    Cloud Server có thể là một nơi tuyệt vời để bạn có thể lưu trữ dữ liệu của mình, tuy nhiên, để phòng trừ những trường hợp bất trắc, bạn nên có một bản sao lưu dự phòng bởi đôi khi, dù các đám mây có bảo mật đến đâu, các tin tặc cũng có thể “bẻ khóa” xâm nhập và tạo ra những sự cố gây mất mát dữ liệu của bạn.

    Đó là lúc bạn cần có ít nhất một bản sao lưu hoặc sử dụng những gói dịch vụ Cloud Server Backup để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động liên tục ngay cả khi có sự cố xảy ra.

    Để chúng tôi bảo mật dữ liệu giúp bạn!

    Và đó là 8 cách đơn giản nhất để bảo mật dữ liệu trên hạ tầng điện toán đám mây của bạn.

    Mặc dù đặc điểm của việc lưu trữ trên Cloud Server là luôn đảm bảo cho người sử dụng có thể truy cập vào dữ liệu một cách dễ dàng, đơn giản và bảo mật, tuy nhiên, không phải lúc nào các nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể dự đoán hết được các nguy cơ có thể xảy ra với Cloud Server của bạn.

    Chúng tôi hy vọng có thể cung cấp được đúng dịch vụ Cloud Server phù hợp nhất với cá nhân hay doanh nghiệp của bạn với sự ưu tiên hàng đầu được đặt ở quyền riêng tư và tính bảo mật của máy chủ.

    Liên hệ với chúng tôi đã có thể tìm thêm được nhiều gói dịch vụ Cloud Server phù hợp với doanh nghiệp của bạn tại đây:

    – Hotline: 1800 4814 (miễn phí cước gọi)

    – Tư vấn dịch vụ: 0966 583 085

    – Website: www.gdata.com.vn

    – Fanpage: www.facebook.com/gdata.com.vn

    ĐĂNG KÝ 0966 583 085 1800 4814