Ngày nay, doanh nghiệp nào cũng cần phải lưu trữ một hệ thống dữ liệu đồ sộ chứ không đơn giản chỉ có một vài tệp dữ liệu nữa. Để vận hành và quản trị được lượng dữ liệu đó, thì mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một hạ tầng Máy chủ (Server) phù hợp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được Server là gì? Bài viết hôm nay của Gdata sẽ là tất tần tật những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề Máy chủ. Cùng theo dõi nhé!
Server là gì?
Server (Máy chủ) về cơ bản là một máy tính chuyên dụng cho phép các máy tính hoặc các thiết bị điện tử truy cập vào khi có kết nối Internet. Ví dụ như khi bạn đọc bài viết này, máy tính của bạn đang truy cập vào máy chủ Website của Gdata.
Hiểu theo một cách đơn giản, có thể coi Máy chủ là một máy tính được đặt tại Trung tâm dữ liệu, trong khi đó, máy tính khách hàng sẽ ở xung quanh và kết nối vào Server công ty bạn để yêu cầu một điều gì đó, như lên Website đặt hàng, truy cập dữ liệu theo dõi việc liên hệ tư vấn hay gửi yêu cầu truy xuất hóa đơn,…
Máy chủ hoạt động như thế nào?
Có hai “người đứng sau màn” bắt tay làm “đối tác” để nội dung của Website có thể được hiển thị một cách chính xác khi khách hàng yêu cầu, đó là: Trình duyệt và Máy chủ lưu trữ web.
Khi một người sử dụng tìm kiếm một URL trên Internet, Trình duyệt có thể chia URL đó ra thành 3 phần khác nhau như sau:
+ Giao thức siêu truyền tải (Hyper Transfer Protocol): http
+ Tên miền: www.tenmien.com
+ Tên tệp đi kèm: web-server.htm
Mỗi một phần của URL đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng:
Giao thức siêu truyền tải (Hyper Transfer Protocol)
Giao thức siêu truyền tải là “ngôn ngữ” để Trình duyệt và Máy chủ Web “giao tiếp” với nhau. Trình duyệt sẽ gửi yêu cầu từ người sử dụng Internet tới máy chủ web, và Máy chủ web sẽ phản hồi lại bằng siêu văn bản tới người sử dụng thông qua Trình duyệt.
Khi nhận được “yêu cầu” từ người sử dụng, Máy chủ sẽ kiểm tra xem URL có khớp với tên tệp hiện đã được lưu trữ hay không, nếu có, nó sẽ nhanh chóng trả lại kết quả là tên tệp được yêu cầu. Nếu không, nó sẽ hiện ra một trang lỗi.
Hệ thống tên miền (Domain Name System – DNS)
Hệ thống tên miền là một thành phần quan trọng trong việc tạo lập Website, nó đóng vai trò như một “cuốn danh bạ” giúp lưu trữ các IP để server có thể hiểu được và hiển thị đúng nội dung lưu trữ Website cho người sử dụng.
Ví dụ, “số điện thoại” của người tên www.gdata.com.vn là 113.190.232.130, khi bạn tìm kiếm trang web của Gdata trên trình duyệt, DNS sẽ tìm kiếm IP và hiển thị đúng nội dung Website cho người dùng.
Hệ thống tệp
Website lưu trữ hết tất cả những tệp liên quan đến một tên miền duy nhất, bao gồm tất cả các tài liệu, hình ảnh, video, phông chữ, code lập trình,… – nói chung là tất cả nội dung để tạo nên được một website cụ thể hiển thị cho người dùng.
Các loại Server phổ biến
Phân loại theo phương pháp xây dựng hệ thống Server
+ Máy chủ riêng ảo (Virtual Private Server – VPS): là một máy chủ độc lập được chia thành nhiều phần riêng biệt, được bán và được sử dụng như một máy chủ riêng.
+ Máy chủ đám mây (Cloud Server): là một hạ tầng ảo được xây dựng dựa trên công nghệ Điện toán đám mây giúp người sử dụng dễ dàng quản lý và nâng cấp tài nguyên mà không cần phải bảo trì toàn bộ hệ thống
+ Máy chủ vật lý chuyên dụng (Dedicated Server): là một máy chủ riêng được cấu tạo từ ít nhất một máy tính có kết nối mạng Internet và thường được sử dụng cho chỉ một doanh nghiệp duy nhất.
Phân loại theo chức năng sử dụng Server
+ Web Server: là máy chủ chỉ chuyên phục vụ các website hoặc các tệp HTML.
+ Application Server: là Server được tạo thành bởi các mạng phân tán giúp cung cấp logic nghiệp vụ cho một ứng dụng cụ thể nào đó.
+ Proxy Server: là máy chủ đóng vai trò trung gian giữa hai thiết bị đầu cuối, ví dụ như server kết nối máy tính của khách hàng và máy chủ của nhà cung cấp giúp xử lý những yêu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Mail Server: ví dụ như Gmail, Yahoo Mail, Amazon Mail, …
+ File Server: máy chủ lưu trữ các tệp tài liệu như Gdata S3, Google Drive, Dropbox, …
+ Print Server: Máy chủ cho phép các user truy cập vào một hoặc nhiều máy in được kết nối mạng. Print Server hoạt động giống như việc xếp hàng chờ người sử dụng đặt lệnh in lên chúng.
+ Database Server: Máy chủ này chịu trách nhiệm lưu trữ một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau của doanh nghiệp.
Các thành phần cấu tạo của Server
Phần cứng
Server có thể được tạo thành từ một số bộ phận khác nhau. Ở cấp độ phần cứng, máy chủ thường được tạo thành từ các giá đỡ có chứa nguồn điện, bo mạch hệ thống, có thể có một hoặc nhiều CPU, thanh RAM, bộ nhớ HDD hoặc SSD, giao diện mạng và nguồn điện, …
Hệ điều hành
Đây là một thành phần khác cấu tạo nên các Server. Nhắc tới hệ điều hành, chúng ta có thể kể đến Windows và Linux, thứ đóng vai trò nền tảng cho phép các máy chủ có thể chạy một cách trơn tru được.
Hệ điều hành cung cấp cho ứng dụng quyền truy cập vào tài nguyên phần cứng và cho phép kết nối mạng trên máy chủ. Ví dụ, hệ điều hành sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu cho Database Server.
Một số yếu tố quyết định việc lựa chọn Máy chủ của doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố cần phải xem xét trước khi quyết định lựa chọn một Server lưu trữ cho doanh nghiệp. Bạn có thể đánh giá mức độ phù hợp của một máy chủ đối với doanh nghiệp dựa trên một số yếu tố sau:
Khả năng bảo mật
Khả năng bảo mật là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Các nhà quản trị thường có yêu cầu rất cao đối với việc bảo vệ, phát hiện phần mềm độc hại và khôi phục dữ liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra bởi đối với doanh nghiệp, các thông tin đó là tiền bạc.
Tìm hiểu thêm: Tư vấn các giải pháp bảo mật cho doanh nghiệp
Dung lượng lưu trữ
Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu riêng về dung lượng lưu trữ đối với máy chủ của họ. Lựa chọn được một mức dung lượng phù hợp vừa giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hoạt động lưu trữ lại vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng
Các nhà quản trị luôn tìm cách tốt nhất để có thể tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp thường tìm kiếm các cung cấp máy chủ có mức chi phí thấp hơn và chất lượng phù hợp nhất với doanh nghiệp của họ.
Tìm hiểu thêm: Bảng giá dịch vụ Server cập nhật mới nhất năm 2023
Các chính sách của nhà cung cấp
Đây là vấn đề liên quan đến sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ máy chủ của họ. Một số chính sách mà doanh nghiệp có thể quan tâm đến như:
+ Chính sách bảo mật thông tin lưu trữ;
+ Chính sách thanh toán dịch vụ (thanh toán theo tuần, tháng, năm,…);
+ Chính sách bảo hành, bảo trì thiết bị;
+ Chính sách hỗ trợ khách hàng;
+ Các điều khoản sử dụng dịch vụ;
+ Cam kết chất lượng sử dụng dịch vụ tại nhà cung cấp;…
Nên thuê Máy chủ ở đâu?
Gdata là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê Máy chủ hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ về máy chủ như Cloud Server, Dedicated Server và các dịch vụ liên quan.
Tìm hiểu về dịch vụ cho thuê Máy chủ và nhận tư vấn từ các chuyên gia của Gdata tại đây:
– Hotline: 1800 4814 (miễn phí cước gọi)
– Tư vấn dịch vụ: 0966 583 085
– Website: www.gdata.com.vn
– Fanpage: www.facebook.com/gdata.com.vn